
Theo bác sĩ Lâm Yên Phúc – Học viện Quân Y, không phải loại quả chín nào cũng nên cho các bé ăn. Bé chỉ nên thường xuyên ăn 6 loại quả tốt nhất cho bé dưới đây.
1. Xoài
Qủa xoài chín là loại quả giàu hàm lượng beta caroten nhất, còn gọi là vitamin A thực vật. Trong 100g xoài có chứa 445mcg beta caroten. Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hằng ngày của bé.
Ngoài ra, xoài là loại quả chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong số 20 axit amin tồn tại ở tự nhiên thì xoài chứa 19 loại với hàm lượng khá cao. Nếu tích cực ăn xoài, bé sẽ hấp thu được nhiều axit amin loại này. Do đó, hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
2. Đu đủ
Đu đủ giàu dưỡng chất, là loại quả giàu beta caroten thứ 3, sau xoài và dưa hấu. Cứ 100g đu đủ chín chứa khoảng 276mcg beta caroten, cung cấp đủ 35% nhu cầu của bé trong ngày. Tất cả nhu cầu vitamin A sẽ được đu đủ chín bổ sung hoàn thiện.
Ảnh Internet
Ngoài ra, đu đủ chín còn có một lượng khá canxi, với khả năng cung cấp đủ 4% nhu cầu canxi một ngày cho trẻ. Đu đủ chín còn có chứa enzym cho hệ tiêu hóa papain. Vì thế, nếu bé yêu tích cực được ăn đu đủ chín, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động trơn tru. Bạn sẽ giảm gánh nặng biếng ăn, bỏ bữa hay nôn trớ do sợ ăn của bé.
3. Hồng xiêm
Hồng xiêm là loại quả giàu sắt đứng hàng thứ 2, sau đu đủ chín. Ăn 100g hồng xiêm, tương đương với 2 quả, đã đủ cung cấp 29% nhu cầu sắt trong 1 ngày của trẻ. Với hàm lượng sắt này, hồng xiêm được xếp trong nhóm quả giàu sắt nhất.
Cùng với beta caroten, hồng xiêm đã góp phần làm giàu tiền chất vitamin A cho trẻ. Ngoài ra, hồng xiêm là loại quả giàu canxi. Nếu ăn 100g hồng xiêm thì bé yêu sẽ thu được 52mg canxi, tương ứng với 5% nhu cầu trong 1 ngày. Với một thực phẩm quả, lượng canxi như vậy là rất ấn tượng để làm cho bé cao lớn vượt trội.
4. Dưa hấu
Dưa hấu: Trong nhóm hoa quả thực dưỡng, dưa hấu là nhóm quả đáng ăn nhất với trẻ em. Dưa hấu vô cùng dễ ăn, dưa có vị ngọt dịu, rất thích hợp với trẻ em. Cứ 100g dưa hấu sẽ chứa 3g đường các loại. Thêm vào đó, đây là loại quả á quân về beta caroten, chỉ thua xoài. Beta caroten là một chất dẫn xuất của vitamin A, vốn rất cần cho đôi mắt trẻ em.
Ảnh Internet
Ngoài ra, dưa hấu còn chứa nhiều đồng, selen, các loại vitamin B rất thích hợp để thúc đẩy tiêu hóa.
5. Na
Na chứa nhiều protein, do vậy na nằm trong danh sách các thứ quả nên ăn với trẻ nhỏ, nhất là trẻ 3 tuổi. Trong 100g na có khoảng 2,1g protein. Lượng protein này vốn là protein rất dễ hấp thu, chúng có khả năng đáp ứng 5,7% nhu cầu protein một ngày cho bé. Lượng protein này cùng với protein trong sữa và trong thịt sẽ giúp bé to khỏe, rắn chắc.
Ngoài ra, na còn chứa nhiều axit béo omega-6. Trong 100g na có chứa 40mg axit béo loại này. Đây là thế hệ axit béo tham gia chủ yếu trong cấu trúc não bộ và các cấu trúc thần kinh. Vì thế, na sẽ là loại quả xứng đáng đưa vào danh sách thực phẩm nhằm giúp bé thông minh.
6. Vú sữa
Vú sữa là một quả mà trẻ em rất nên ăn.
Ảnh Internet
Qua phân tích, người ta thấy vú sữa vô cùng giàu canxi, là thứ quả giàu canxi nhất trong các quả ăn được ở ta. Trong 100g vú sữa cung cấp khoảng 68mg canxi. Lượng canxi này đủ cho 6,8% nhu cầu của bé.
Theo Webtretho
Xem thêm: Loại TIÊN DƯỢC giúp mát gan, giải độc gan, chữa bách bệnh rất ít người biết đến
Lá chanh là một nguyên liệu không thể thiếu khi ăn thịt gà nhưng ít ai biết lá chanh cũng là tiên dược chữa được nhiều bệnh.
Theo các sách Đông y ghi chép: lá chanh có vị ngọt cay, tính bình, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu đờm. Trong các bài thuốc nam, lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông. Nguyên nhân là trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Ảnh Internet
Khi dùng làm thuốc, lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Sau đây là một số công dụng của lá chanh.
Trong lá chanh có tinh dầu thơm dễ chịu, diệt khuẩn và tăng cường miễn dịch cho cơ thểTrị sốt rét dai dẳng
Dùng lá chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
Chữa sâu quảng
Lá chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác.
Chữa nhức đầu, giải cảm
Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Lá chanh cũng xuất hiện với tư cách là thành phần của một nồi nước xông, chữa nhức đầu, giải cảm
Chữa ho do lạnh
Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.
Mát gan
Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.
Giúp tóc bóng mượt
Chuẩn bị lá bưởi, hương nhu và lá chanh tươi (mỗi vị 30g), rửa sạch nấu lấy nước gội đầu. Chỉ cần tuần gội 1 lần là sẽ có mái tóc bóng mượt hẳn.
Nước gội đầu từ lá chanh giúp bạn có một mái tóc bóng mượt hơn
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi
Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.
Điều trị hen phế quản
Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ)
Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em
Khi trẻ em bị đầy bụng, bí tiểu có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.
Ngoài chữa cảm sốt, lá chanh còn có thể chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em hay bảo vệ răng,…
Bảo vệ răng
Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.
Trị nám sau sinh
Bắc nồi nước lá chanh còn nóng và xông mặt trong 20 phút phút để đẩy tinh chất ngấm sâu vào da để trị nám làm da trắng sáng mịn màng. Với cách xông mặt trị nám sau sinh này bạn phải thực hiện kiên trì ít nhất trong 3 tháng mới cho kết quả. Hơn nữa, chỉ áp dụng khi đã sinh con được 4 tháng trở lên để đảo bảo sức khỏe cho làn da. Và mỗi lần xông khoảng 15-20 phút thực hiện 3 lần/tuần giúp làm mờ nám làm đẹp da.
Chữa bệnh viêm xoang
Tinh chất có trong lá chanh chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh xoang. Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy.
Theo Sống khỏe
Bình Luận
Phản Hồi