
Cô Thu Hiền bị đau khớp gối đã nhiều năm nay nhưng sau khi uống nước cà tím thì cô đã khỏi bệnh hoàn toàn mà không cần uống bất cứ loại thuốc nào khàc
Từ khi biết mình có những cơn đau do bệnh đau khớp gối, đặc biệt là ở đầu gối và mắt cá chân, thì cô Thu Hiền đã đến khá nhiều nơi và được bác sĩ cho dùng thuốc nhưng cơn đau chỉ hết tạm thời.
Sau đó, cô Hiền tìm kiếm các phương pháp điều trị viêm đau khớp tự nhiên qua sách báo. Vô tình đọc được một bài thuốc với cà tím, chính nó đã giúp cô “vĩnh biệt” các biến chứng của căn bệnh này. Phương thuốc này đã làm dịu những cơn đau khủng khiếp ở các khớp mà không cần uống thuốc.
Những ai đang phải chống choi với ăn bệnh đu khớp hay viêm khớp thì rất nên thử phương pháp từ tự nhiên này.
Nguyên liệu phương pháp chữa đau khớp gối
1 quả cà tím cỡ vừa
1 lít nước lọc
Thực hiện phương pháp chữa đau khớp gối
Cà tím được thái thành những khúc nhỏ
– Đầu tiên, đem cà tím đi rửa rồi thái thành từng khúc mỏng.
– Đun sôi 1 lít nước, tắt bếp.
– Bỏ cà tím đã cắt vào nồi nước vừa đun, đậy vung lại.
Ngâm cà tím trong nước sôi
– Ngâm cà tím trong nồi nước sôi cho đến khi thấy nước nguội hoàn toàn.
– Cuối cùng, lọc bỏ phần xác cà tím đi và giữ lấy phần nước cà tím.
Cách chữa đau khớp gối
Bạn cho 750ml hỗn hợp nước cà tím thu được vào chai thủy tinh rồi bảo quản trong tủ lạnh. Hỗn hợp chia ra làm 3 phần, mỗi phần 250ml uống vào ba bữa sáng, trưa, tối trước giờ cơm khi bụng đói hoàn toàn (chưa ăn gì).
250ml nước cà tím còn lại bạn dùng để bào chế thuốc thoa bên ngoài da. Trộn 250ml hỗn hợp với 50ml dầu ô liu nguyên chất và khuấy đều lên. Sau đó, bảo quản trong tủ lạnh và dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chỉ cần thoa một lớp mỏng lên chỗ đau khớp gối và dùng băng gạc quấn lại để giữ ấm.
Việc kết hợp cả uống và bôi ngoài da sẽ mang lại cho bạn kết quả khả quan chỉ sau vài ngày áp dụng. Tuy nhiên, cô Hiền khuyên bạn nên thực hiện trên 3 tuần để cơn đau biến mất vĩnh viễn chứ không nên quá lạm dụng.
Xem thêm: Người Nhật làm cách này để cả đời họ không bao giờ bị đau khớp, viêm khớp nữa
Cơ thể mệt mỏi triền miên và gặp nhiều vấn đề về xương khớp sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong sinh hoạt. Mặc dù đã tìm nhiều cách, bổ sung nhiều loại thực phẩm nhưng vẫn không đỡ, hãy đọc ngay bài viết này.
Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến các bạn công thức lâu đời của các samurai Nhật Bản. Công thức này giúp cơ thể có được nhiều loại vitamin, protein và canxi giúp cơ thể thoát khỏi mệt mỏi và ổn định về sức khỏe xương khớp, theo Healthy Food Star.
Thành phần cần thiết:
Nguyên liệu bao gồm trứng và giấm táo.
– 150ml giấm táo
– 1 quả trứng gà tươi
Thực hiện:
Bước 1: Rửa quả trứng thật sạch rồi cho vào trong một chiếc cốc thủy tinh.
Ngâm trứng vào trong giấm táo – Ảnh minh họa.
Bước 2: Đổ 150ml giấm táo vào trong cốc có chứa quả trứng giữ nguyên giấm và trứng trong cốc ở nơi thoáng mát trong vòng 1 tuần. Lưu ý, sử dụng đúng loại giấm táo hữu cơ (có bán tại các siêu thị)
Bước 3: Sau thời gian 1 tuần, vỏ của quả trứng sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp giấm táo. Tuy nhiên, lớp màng trắng bên trong quả trứng vẫn giữ cho lòng trắng và đỏ không bị tràn ra ngoài. Bạn hãy dùng dụng cụ phá bỏ lớp màng và khuấy đều hỗn hợp trứng và giấm táo.
Như vậy, bạn đã có được hỗn hợp giúp tăng cường canxi, protein giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và xương khớp luôn vững chắc.
Hỗn hợp sau khi hoàn thành các công đoạn.
Cách dùng:
Bạn nên sử dụng hỗn hợp này 3 lần/ ngày, mỗi lần dùng 10ml hỗn hợp.
Sử dụng 10ml hỗn hợp pha vào một cốc nước ấm (chừng 200ml), khuấy đều rồi uống trước 3 bữa ăn chừng 30 phút.
Thực hiện đến khi hỗn hợp vừa hết thì kết thúc. Bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình khỏe lên trông thấy. Sau đó, bạn nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục liệu trình thứ 2 nếu muốn.
Chúc bạn sống vui khỏe.
Xem thêm: Đau lưng dai dẳng hoài không hết – Sử dụng ngay phương pháp này sẽ khỏi ngay tức khắc
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt… Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:
Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
Đậu đen.
Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.
Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.
Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.
Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.
Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.
BS. HOÀNG TRUNG
Xem thêm: Nếu bị những bệnh này đừng vội uống thuốc tây, chỉ cần dùng đinh lăng là sẽ khỏi
Khi bị những bệnh này đừng vội tới bác sĩ, chỉ cần dùng đinh lăng là khỏi – vừa an toàn lại hiệu quả bất ngờ!
Các nước ở khu vực Châu Á thường sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn. Lá cây đinh lăng cũng được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa. Củ cây đinh lăng dùng để làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, chống kiết lỵ và điều trị đau dây thần kinh và đau khớp. Ngoài những lợi ích được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học, cây đinh lăng còn được sử dụng làm cây cảnh hoặc gia vị.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Đinh lăng – vị thuốc đặc trị cho người đau thắt ngực
Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông… Ngoài việc dùng thuốc, món ăn cũng đã giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Xin được giới thiệu một số món ăn để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt khi cần thiết.
Cháo đinh lăng tim lợn: Lá đinh lăng (dùng lá non) 60g, tim lợn 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.
Tim lợn thái mỏng ướp gia vị, lá đinh lăng rửa sạch thái ngắn, gạo tẻ đãi sạch. Bỏ chung gạo và lá đinh lăng nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Cho gia vị, ăn nóng.
Công dụng: hoạt huyết bổ tâm, bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực nên dùng.
Cháo đan sâm chim bồ câu: Đan sâm 40g, chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 100g.
Chim bồ câu làm thịt, bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, phi hành mỡ rồi cho thịt chim vào xào chín kỹ. Đan sâm sắc lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thịt chim bồ câu vào trộn đều, cho gia vị, ăn nóng.
Đan sâm bổ khí hoạt huyết, thông mạch. Chim bồ câu bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Bệnh nhân đau thắt ngực, thiếu máu, hồi hộp nên dùng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Ở Indonesia, những người mắc bệnh thận được khuyến cáo uống nước ép lá đinh lăng để lọc thận.
Theo Tri thức trẻ
Bình Luận
Phản Hồi