Chỉ cần 1 muỗng này – dù “ho như cuốc” cũng khỏi ngay, không sợ cảm cúm và viêm họng nữa

Ho là một trong những triệu chứng đi kèm với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi hoặc viêm họng. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ho gây mệt mỏi và khó chịu cho người mắc phải.

Có khá nhiều cách để điều trị ho, ngoài việc đến bác sĩ thăm khám và được kê đơn thuốc thì sử dụng các liệu pháp thiên nhiên cũng là biện pháp an toàn và hiệu quả cao. Hỗn hợp mật ong và hành tây là một phương thuốc ho tự nhiên truyền thống được người dân các nước sử dụng qua nhiều thế kỉ.

Thành phần tạo nên hỗn hợp này chỉ bao gồm mật ong và hành tây – 2 nguyên liệu có thể tìm thấy trong bất cứ gian bếp của các gia đình. Ngoài ra, 2 nguyên liệu giúp chữa bệnh ho này là hoàn toàn tự nhiên và không chứa hóa chất nguy hiểm, không chất bảo quản, màu sắc nhân tạo và các độc tố gây ra các biến chứng khác về sức khỏe.

Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ho và trẻ em trên 18 tháng có thể sử dụng hỗn hợp này, bệnh ho dù nặng đến đâu cũng dứt điểm sau vài lần sử dụng, theo Healthy Food House.

Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Thành phần cần thiết:

2-3 muỗng canh mật ong

1 củ hành tây

Thực hiện:

Bước 1: Lột bỏ lớp vỏ bên ngoài của hành tây rồi dùng dao chẻ dọc thân củ và chừa phần đuôi (lưu ý chẻ sao cho các miếng hành không bị rời khỏi nhau).

Bước 2: Cho củ hành đã chẻ vào một cái bát có đáy sâu hoặc cho vào tô lớn, đổ mật ong lên củ hành và dùng giấy bạc hoặc nắp đậy phủ lên trên miệng bát.

Để hỗn hợp mật ong với hành tây qua đêm ở nhiệt độ phòng. Sáng hôm sau, dùng dụng cụ rây lọc để chắt lấy phần nước hỗn hợp, lượng thuốc ho này dùng đủ cho 1 ngày.

Sử dụng:

Nên sử dụng ngay sau khi chắt lọc để có kết quả tốt nhất.

Người lớn: Uống 1 muỗng canh/ lần, ngày 3 lần.

Trẻ em: Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê hỗn hợp, ngày uống 2 lần.

Chúc bạn sống vui khỏe.

Xem thêm: Bài thuốc trị hết ho chỉ sau 1 ngày, nhất định bạn phải lưu lại ngay

Thời tiết chuyển lạnh khiến rất nhiều người bị ho từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách làm bài thuốc TRỊ HO rất hiệu quả từ gừng tươi mà ai cũng có thể áp dụng được.

Tác dụng của gừng

Gừng không chỉ đơn thuần là một gia vị mà nó còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền dân tộc. Gừng có tên gọi khác là sinh khương, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia.

Gừng được trồng nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam gừng được trồng ở khắp nơi để dùng làm gia vị nấu ăn.

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết dùng gừng kết hợp ăn với thịt chim, cá, ba ba để hạn chế tính hàn của các loại thịt này.

Trong y học cổ truyền gừng, tỏi, tía tô được xếp và nhóm gia vị phòng bệnh. Ngày nay gừng được dùng nhiều trong chế biến các món ăn xào, nấu, khử mùi tanh, pha nước chấm, pha trà… Dù được dùng nhiều nhưng vẫn rất ít người biết được công dụng bài thuốc của gừng.

Bài thuốc TRỊ HO từ gừng tươi

Bài thuốc giúp trẻ khỏi ho và sổ mũi nhanh chóng cực kỳ đơn giản từ gừng.

Nguyên liệu:

Gừng già: 50g

Muối hột: 20g

Nước: 1 lít

Nồi, thau…

Cách làm:

Gừng chọn củ già, gọt vỏ và rửa sạch dưới vòi nước.

Cho gừng vào cối giã nhỏ, nấu chung với 1 lít nước và muối hột.

Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, để chừng 5 phút cho tinh chất gừng ra hết sau đó tắt bếp và để nguội khoảng 40 độ là có thể sử dụng được.

Cách dùng:

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy đổ nước gừng ấm vừa đun ra thau để ngâm châncho bé, vừa ngâm vừa massage gan chân cho con, nếu mẹ biết huyệt dũng huyền thì bấm cho con sẽ có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu không biết thì mẹ chỉ cần massage chân cho bé là đủ.

Cách massage: dùng ngón tay cái tì lên mu bàn chan của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Cũng có thể dùng gừng chà vào lòng bàn chân của bé.

Khi nước hết ấm, mẹ lấy chân con ra đặt vào khăn sạch, lau khô 2 chân con xong nhẹ nhàng massage bằng dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm đều được để dầu thấm và lan tỏa vào các huyệt đạo ở chân bé. Sau đó mang vớ chân cho con rồi đi ngủ.

Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày một lần, trong 3 ngày liên tiếp các triệu chứng ho, sổ mũi của bé sẽ khỏi hẳn.

Ngoài ra, còn một số bài thuốc hay chữa bệnh từ gừng mọi người có thể tham khảo:

Chữa đau bụng: gừng tươi 200g, đồng tiện 1 bát, nước sạch 3 bát. Sắc còn 2 bát chia hai lần uống.

Chữa đau bụng bị lạnh quá làm co rút gân: gừng tươi giã dập 100g, rượu 1 bát, sắc uống khi nóng. Dùng nước gừng giã chườm nơi bụng đau.

Chữa đau bụng chướng hơi: gừng tươi 40g, nước 7 bát, sắc còn 2 bát ngày uống 2-3 lần.

Chữa mồ hôi trộm, chân tay chảy nước: gừng tươi 30g, cam thảo 5g, nước 1 lít, sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa chân tay phù: gừng tươi 150g, mật ong 150ml, gừng rửa sạch thái mỏng xào khô. Ngâm gừng trong mật ong cho người bệnh ăn hết trong ngày.

Chữa cảm hàn: gừng khô 20g, riềng ấm 20g, sắc uống khi còn ấm.

Chữa chấn thương đau ngực: Gừng tươi giã nát đắp vào vết thương.

Theo Phunutoday

Xem thêm: 11 công dụng tuyệt vời của lá ớt mà không phải bất kỳ lá thuốc quý giá nào cũng có được

Lá ớt là vị thuốc sáng giá trong y học cổ truyền với nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Đối với nhiều người, ớt là loại quả đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn, thậm chí mọi người còn biết quả ớt là một loại dược liệu vô cùng sáng giá, nhưng ít ai biết rằng lá ớt cũng có những công dụng tuyệt vời không kém.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhiều người dùng lá ớt để nấu canh với tôm, thịt giúp bồi bổ cơ thể, ngoài ra món ăn nàycòn có lợi cho những bệnh nhân đái tháo đường. Canh nấu từ lá ớt có vị cay nhẹ, hơi đắng.

Giải độc

Lá ớt có tính chống nhiễm khuẩn, có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nó còn có khả năng chữa lành chứng rối loạn da bệnh nấm, hoặc chấn thương.

Chữa đau nhức

Dùng vài lá ớt có kích thước lớn cho vào chảo, bỏ thêm dầu ô liu và đảo đều. Khi dầu vừa ấm thì vớt lá ra và dùng lá ớt ấm này đắp vào chỗ sưng đau như khớp, cơ sẽ giúp cải thiện tình hình.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Lá ớt rất giàu hóa chất thực vật phytochemcials và các phenolic acids, các chất này có tính kháng oxy hóa rất cao, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Hỗ trợ tiêu hóa

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, lá ớt có khả năng làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, làm hạn chế sư tăng trưởng của các loại vi khuẩn do ô nhiễm thức ăn và bảo vệ màng dạ dày trong những trường hợp bị nhiễm H.pylori.

Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương

Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 – 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 – 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.

Bảo vệ mắt

Ăn ớt cay có thể làm bạn chảy nước mắt, tuy nhiên ớt có rất nhiều tiền chất vitamin A như cà chua vậy. Và lá ớt cũng vậy, có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như: C, tiền vitamin A, nhờ vậy có khả năng làm chậm sự lão hóa mắt.

Chữa viêm khớp

Bệnh viêm khớp xảy ra phổ biến ở người trên 55 tuổi. Bệnh này gây ra sưng và cứng khớp. Lá ớt có thể giúp điều trị bệnh viêm khớp vì nó có tính chất kháng viêm cao.

Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt

Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

Chữa tai biến mạch máu não

Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.

Lương y Hồ Minh cũng cho biết, trong trường hợp tai biến mạch máu não, người thân ngay lập tức dùng loại lá của cây ớt chỉ thiên để cấp cứu bệnh nhân theo cách sau:

Lấy 100g lá ớt chỉ thiên (chú ý loại lá già để có tác dụng tốt nhất), cho lá vào máy xay với 500ml nước đun sôi để nguội và 2g muối, lọc phần nước cho bệnh nhân uống, phần lá ớt thì đắp vào răng sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục.

Giúp giảm cơn sốt

Bạn có thể làm giảm cơn sốt với phương pháp dân gian: lấy lá ớt nghiền rồi trộn với dầu xà lách và đắp hỗn hợp lên trán. Cơn nóng sốt sẽ thuyên giảm dần.

Bình Luận

Phản Hồi