
Khi dùng thảo dược trị ho, người ta hay dùng tỏi, hành mà ít khi để ý đến gừng. Tuy nhiên, trong dân gian, gừng cũng được coi là vị thuốc chữa ho rất hiệu quả.
1. Chữa ho bằng Gừng
Khi dùng thảo dược để trị ho, người ta hay dùng tỏi, hành mà ít khi để ý đến vị thuốc quen thuộc còn lại, đó chính là gừng. Tuy nhiên, trong dân gian, gừng cũng được coi là vị thuốc chữa ho rất hiệu quả.
Trong các tài liệu cổ, gừng tươi (khi làm thuốc được gọi là sinh khương) có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch.
Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh…
Riêng về tác dụng trị ho, lương y Vũ Quốc Trung, phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hội Đông y Hà Nội cho biết: “Từ lâu dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc ít tiền và hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết.
Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống. Còn ho lâu không khỏi có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong để dùng”.
Các bài thuốc dùng gừng để trị ho rất đơn giản như sau:
– Dùng 1 củ gừng xắt thành lát mỏng ngâm với 200ml mật ong cất vào nơi mát mẻ để dành khi cần dùng. Mỗi khi ho chỉ cần lấy vài miếng gừng ngâm vào 1 tách nước nóng là đã có 1 ly nước trị ho rất hiệu quả.
– Lấy 200g muối thô và 100g gừng thái sợi, đem hỗn hợp này rang lên cho nóng rồi buộc vào 1 chiếc khăn.
Dùng gói này chườm qua lại ở vùng rốn ở độ nóng mà cơ thể có thể chịu được trong khoảng 3 – 5 phút, chườm 2 bên sườn mỗi bên 5 phút. Mỗi ngày chỉ cần làm 1 lần trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi ho.
2. Chữa ho do nhiễm lạnh bằng cách bấm huyệt
Y học cổ truyền có 1 cách chữa ho do nhiễm lạnh rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, hơn nữa lại không phải dùng thuốc để điều trị, đó là cách làm ấm huyệt Dũng tuyền.
Tác dụng của huyệt Dũng tuyền trong trị ho do nhiễm lạnh
Huyệt Dũng tuyền là một huyệt nằm ở vị trí lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ 2 đến bờ sau của gót chân.
Huyệt Dũng tuyền.
Đông y coi huyệt Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường kinh túc thiếu âm thận, huyệt đặc trị để trừ hư hỏa, giáng khí nghịch.
Đây là 1 huyệt khá quan trọng, có liên quan đến toàn thân. Khi tác động làm nóng huyệt này sẽ có tác dụng tạo hiệu ứng giáng khí, lưu thông khí huyết, đưa phần nóng từ phía trên xuống dưới bàn chân.
Trong Đông y, việc ho do nhiễm lạnh được tạo ra bởi chứng khí nghịch. Khi làm ấm huyệt Dũng tuyền chính là cách đối trị chứng khí nghịch, vì thế mà triệt tiêu được nguyên nhân của những cơn ho dai dẳng.
Cách làm ấm huyệt Dũng tuyền trị ho do lạnh
– Chuẩn bị 1 lọ dầu nóng như dầu cù là, dầu khuynh diệp, dầu tràm…
– Trước khi đi ngủ ngâm chân với nước ấm, sau đó lau khô.
– Bôi dầu nóng vào huyệt Dũng tuyền.
– Dùng ngón tay day huyệt Dũng tuyền, mỗi bên 15 phút, luân phiên mỗi bên như vậy 3 lần.
– Đi tất vào và đi ngủ.
Hiệu quả bất ngờ
Lương y Lộc Thị Quốc trong cuốn Tạp chí Cây thuốc quý số 254 trang 29 gọi cách chữa ho này là một “phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu”.
Theo lương y Lộc Thị Quốc: “Nhiều trường hợp có thể thấy ngay hiệu quả sau đêm đầu tiên. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em, kể cả trẻ em mới vài tháng tuổi”.
Cũng theo lương y Quốc, cách day bấm huyệt Dũng tuyền 15 phút mỗi bên bàn chân, thực hiện luân phiên 3 lần mỗi chân có thể làm khỏi ngay đến 80%, tuy nhiên không nên day quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu quả ngược.
Nếu vẫn còn ho thì buổi trưa làm 1 lần, buổi tối làm 1 lần nữa trước khi đi ngủ. Cứ kiên trì như vậy thì không cần dùng thuốc ho hay kháng sinh gì cả.
Lưu ý khi áp dụng
Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, phụ trách phòng khám Đông y, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cách trị ho bằng huyệt dũng tuyền chỉ hiệu quả đối với các chứng ho do nhiễm lạnh.
Khi áp dụng với trẻ em, cần phải khám để loại trừ khả năng viêm nhiễm trước khi áp dụng bởi nếu trẻ bị ho do viêm nhiễm sẽ có những biến chứng rất nhanh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, nếu trẻ ho do viêm nhiễm, áp dụng cách kích hoạt huyệt Dũng tuyền sẽ không có tác dụng.
Xem thêm: Nếu bị mắc những bệnh này mà cố tình ăn bắp cải thì sẽ ‘chết’ rất nhanh
Bắp cải tuy là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu một khi đã mắc những bệnh dưới đây mà ăn bắp cải hậu quả sẽ khó lường.
Bắp cải là loại rau chứa rất nhiều vitamin quý giá có tác dụng chữa nhiều bệnh như tim mạch, suy nhược thần kinh, chống viêm và giảm đau, phòng tiểu đường và béo phì, thậm chí là ung thư.
Song song với những lợi ích kể trên thì việc ăn quá nhiều bắp cải cũng không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta, nhất là vào mùa Đông. Vì nếu ăn nhiều bắp cải có thể gây đầy hơi, khó chịu nên bạn chỉ cần ăn khoảng 100g bắp cải cho mỗi lần sử dụng. Một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần. Đặc biệt với những người mắc bệnh dưới đây tuyệt đối tránh xa loại rau này vì nếu cố tình ăn bệnh càng ngày sẽ nặng thêm.
Bắp cải rất giàu vitamin tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa
Nếu bị bệnh dạ dày ăn bắp cải sẽ gây sình bụng
Bắp cải ngoài nấu chín còn được nhiều người dùng làm gỏi sống hay ăn sống, tuy nhiên nó lại là điều gây hại đối với những người mắc bệnh về dạ dày, gây sình bụng, khó chịu cho dạ dày. Vì vậy, những người này nên nấu chín bắp cải trước khi ăn, không nên ăn sống hay muối xổi.
Bệnh bướu cổ ăn bắp cải sẽ càng phù to, gây rối loạn tuyến giáp
Việc ăn bắp cải sẽ khiến bướu cổ trầm trọng thêm bởi có chứa chất goitrin. Dù chỉ một hàm lượng nhỏ nhưng nếu nạp vào cơ thể, chất này sẽ khiến bướu cổ phù to ra hay gây rối loạn tuyến giáp.
Vì vậy, nếu người bị bệnh bướu cổ muốn ăn bắp cải cần phải loại bỏ chất nguy hiểm này bằng cách ngâm rửa bắp cải kỹ lưỡng khoảng 10-15 phút. Hơn nữa, họ cũng nên hạn chế ăn bắp cải để tránh chất goitrin này đi vào cơ thể.
Bệnh sỏi thận
Bắp cải chứa nhiều axit oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi thận nếu ăn quá nhiều. Nếu người bị sỏi thận ăn bắp cải thì càng làm cho bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bị sỏi thận, bạn nên nhớ tuyệt đối tránh xa bắp cải.
Người thuộc tạng hàn ăn bắp cải vào mùa Đông sẽ dễ gây lạnh bụng
Bắp cải có tính mát, là thực phẩm thích hợp vào mùa Hè hơn là mùa Đông. Nếu người có thể tạng hàn ăn bắp cải rất dễ bị lạnh bụng. Vì vậy, khi chế biến, những người này nên ăn kèm theo một chút gừng tươi để cân bằng hai thái cực nóng – lạnh cho cơ thể.
Theo Baoventd
Xem thêm: Cảnh báo: 12 loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn sống kẻo nhập viện lúc nào không hay!
Bạn có thói quen ăn trứng sống, gỏi cá sống…? Hãy bỏ ngay thói quen này vì một số thực phẩm khi ăn sống, tái sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Trứng
Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm salmonella gây nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa.
Hạt dẻ.
Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
Thịt lợn.
Thịt chưa đạt tới nhiệt lượng thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán kí sinh… Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người.
Thịt gà.
Thịt gà được bày bán ở các siêu thị hay các cửa hàng đã được sơ chế sẵn, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn khác có nguy cơ gây hại cho cơ thể nếu chúng ta không nấu chín kỹ.
Giá đỗ.
Giá đỗ sống vốn là một món ăn bổ dưỡng nhưng vì lợi nhuận kinh tế mà người làm giá hiện nay dùng thuốc kích thích khiến người tiêu dùng phải gánh chịu nhiều vấn đề về sức khỏe Do đó, bạn nên hạn chế ăn nhiều giá đỗ sống để ngừa các bệnh xấu có thể xảy ra.
Đậu đỏ.
Đậu đỏ sống chứa nhiều lectin, một chất độc có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Rau mầm họ đậu.
Một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim… có hàm lượng lớn glucozid sinh a-xít cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc.
Cà chua xanh.
Trong quả cà chua xanh có chứa chất độc solanine, sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Bông cải xanh và bắp cải.
Ăn bông cải xanh và bắp cải khi còn sống có thể gây đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày vì chúng chứa chất hóa học làm thay đổi việc sản xuất hormone thryroid trong cơ thể.
Sắn (củ mì).
Trong củ sắn có chứa cyanide hoặc glycosides cyanogenic, tuy rằng các độc tố nằm chủ yếu ở lá giúp ngăn chặn các loại côn trùng và động vật, nhưng thực chất nằm dưới lớp vỏ sắn cũng có một phần độc tố này.
Cà tím.
Cà tím khi còn sống cũng chứa độc tố solanine. Các triệu chứng của nhiễm độc solanine bao gồm nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy. Do vậy, khi cơ thể không bạn không nên ăn cà tím sống.
Cá sống.
Món cá sống chứa rất nhiều kí sinh trùng ceviche.
Theo Webtretho
Bình Luận
Phản Hồi