
Đừng bao giờ nghĩ rằng khi nào có tiền thật nhiều mới có thể thụ hưởng được, đó là ý nghĩ sai lầm và lạc hậu. Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, chúng ta cũng không nên quá tiết kiệm để lấy tiền gửi Ngân hàng hay mua bảo hiệm nên thụ hưởng dù là ít hay nhiều. Bí quyết của người giàu nằm ở chỗ này:
Và đây là những yếu tố mà các bà mẹ đúng kiểu truyền thống sẽ nói là tôi ảo tưởng và sẽ chửi rằng đây chỉ là lời biện hộ tiêu xài phung của mình. Nhưng ai chê thì chê, tôi nghĩ đây là liều thuốc cho những bạn trẻ hiện đại sống thoải mái nhất. Vậy nên chống chỉ định cho những người sống kiểu truyền thống, bạn sẽ không hài lòng về quan điểm của tôi đâu, đọc cho biết thôi ha. Còn ai trẻ, ai khỏe, ai hiện đại thì đọc những lý do không nên quá tiết kiệm để mua BHNT hay gửi Ngân hàng. Mời các bạn đọc để chiêm nghiệm, những người giàu họ thường suy nghĩ như thế này để họ giàu và ngày càng giàu đấy thôi:
1. Cuộc sống quá ngắn ngủi không nên quá tiết kiệm
Cho nên hầu như ai cũng cố gắng làm lụng thật vất vả, lao động cật lực để dành dụm của cải để khi về hưu có thể giúp đỡ con cháu hoặc tự nuôi lấy bản thân.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là tầm 73.3 tuổi. Mà trong đó, con người ta đã dành ra 21 năm để học tập (phải tiết kiệm vì tiền ba mẹ cho ăn học, không được phung phí). Ít nhất khoảng 2 năm để bôn ba tìm kiếm công việc phù hợp (phải tiết kiệm vì thời gian này luân phiên nhảy việc, nguồn thu nhập thấp) và ít nhất 5 năm để gây dựng sự nghiệp (phải tiết kiệm vì dành dụm để lập gia đình). Sau khi lập gia đình lại phải tiết kiệm vì đầu tư mua tài sản, xây dựng tổ ấm và lo cho con cái.
Tức là quanh đi quẩn lại chúng ta đã dùng hết thời gian để bắt buộc bản thân vào khuôn khổ, lúc nào cũng phải sống chi li, tính toán, tích góp từng đồng để mong muốn tương lai tốt đẹp hơn, đâu có dư dả phút giây nào để sống thoải mái.
=> Bản chất con người Việt Nam là thế, luôn mong muốn “an chắc mặc bền” và “khổ trước sướng sau”. Nhưng xét cho cùng, cả đời đều khổ hết rồi, còn thời gian đâu mà s.ư.ớ.ng nữa. Tiền bạc, của cải tích góp được cũng có ý nghĩa gì đâu. Giò tiết kiệm được 1 cục gửi ngân hàng thì sao? Nhắm con cháu mốt rút được không? Hay là quên luôn, mất lãng phí. Hoặc mua BHNT bị bọn BH ăn trọn? Luật của Ngân hàng và công ty BHNT cũng khá lằng nhằng trong thủ tục mà.
2. Mua BHNT hay gửi tiết kiệm để dành cho con cháu là sai
Nhiều năm liền là tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản sở hữu lên đến hàng chục tỷ USD nhưng Bill Gates – người sáng lập Tập đoàn Microsoft dự định chỉ để lại cho mỗi người con khoảng 10 triệu USD (tương đương gần 0,05% tài sản của ông).
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình ABC, vị tỷ phú giàu nhất thế giới từng chia sẻ, ông không muốn để lại cho con cái quá nhiều tiền vì muốn các con “tự do chọn lựa con đường mình sẽ đi” và không trông chờ vào tài sản thừa kế.
“Tôi nghĩ đứa trẻ nên lớn lên với nhận thức rõ ràng rằng mình phải tự tạo ra con đường của chính mình, tự chọn lấy công việc mình sẽ theo đuổi. Chúng phải hiểu không phải cứ muốn bao tiền cũng được. Theo tôi, để lại cả đống tiền cho các con là có hại cho chúng chứ chẳng phải có lợi, đặc biệt là nếu bạn bè nhìn vào chúng chỉ thấy một đống tiền, mà bản thân chúng nhìn vào mình cũng có suy nghĩ tương tự” – ông nói.
Bất cứ lúc nào đề cập đến chuyện tài sản, gia đình Bill Gates cũng đều nói cho các con biết trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của họ đã có tài khoản riêng, nhưng không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được mà phải chờ đến những dịp như sinh nhật hoặc đợi đến lúc tự để dành đủ tiền.
Bên cạnh đó, vợ chồng Bill Gates còn dạy cho con biết giá trị cuộc sống và tình yêu thương mỗi ngày. Họ cam kết trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 78,7 tỷ USD) cho quỹ từ thiện do họ sáng lập.
3. Mua BHNT hay gửi tiết kiệm để về giàu khi về già là sai
Thực tế, thử hỏi bản thân bạn xem ai liệu bạn có muốn cuộc sống vô vị phải làm việc từ lúc trẻ cho đến lúc già, để rồi đến khi nghỉ hưu chúng ta sống dựa vào cái sổ hưu hay không? Sức khỏe, tuổi trẻ đã không còn thì lúc này hưởng thũ bằng cách nào.
Có thể rằng, chúng ta phải sống khốn khổ bởi vì phải lo hàng trăm thứ như cơm, áo, gạo, sinh hoạt,…nhưng rồi ráng nhịn khổ để có của dư của để sau này con cháu có thấy và làm tấm gương noi theo không hay chỉ là lấy những của cải ấy để tận hưởng thay cho cha mẹ.
Bởi đó, chúng ta nên sống chậm lại để còn nhìn thấy và thụ hưởng những điều tốt đẹp xung quanh mình.
4. Tiếm kiệm dễ mắc sai lầm nghiêm trọng
Con người ta vốn rất muốn tiết kiệm trang ăn uống. Đồ ăn luôn nấu tại nhà để tốt cho sức khỏe mà không lãng phí. Song, thường nấu an sẽ mất thời gian. Bạn đã dùng hơn 8 tiếng mỗi ngày để đến văn phòng. Mất thêm thời gian để đi chợ, sơ chế và nấu nướng, vệ sinh. Vậy còn bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi giải trí.
=> Thêm vào đó, nấu ăn ở nhà thường chỉ nấu những món đơn giản, vậy nếu cứ giữ nguyên nề nếp đó, ắt hẳn cả đời bạn chưa biết mùi vị miếng Beefsteak, vị ngon của cá hồi và sức hấp dẫn của gan ngỗng,…chưa biết Đà Lạt là đâu, đảo Cát Bà có những gì đẹp mà ekip phim Kong phải sang tận Việt Nam quay phim. để dành tiết kiệm cho đã, sau này muốn mua lại tuổi trẻ thì khó rồi.
5. Chẳng cần biết bạn có nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm, nhưng nếu ăn mặc rách rưới, bạn chẳng có giá trị gì trong mắt tôi
Nhiều người có thói quen mặc một chiếc áo may ô, quần đùi, hoặc quần áo lót cho tới khi rách mới bỏ đi. Hay những người tiết kiệm bằng cách mua quần áo cũ, mua hàng giá rẻ kém chất lượng,…Nếu cứ tiếp tục tiết kiệm phi lý, khoác lên mình những bộ quần áo rẻ tiền suốt đời, liệu bạn có đang hủy hoại hình tượng của bạn không? Chưa đâu, nó còn ảnh hưởng sức khỏe của bạn nữa, bởi vì trang phục rẻ thì nguyên vật liệu không tố và đồ cũ thì đã giảm chất lượng.
=> Đừng để ý nghĩ lo sợ hoang đường là mua sắm sẽ là hoang phí mà cái cơ hội “được cảm thấy tự tin” của mình. Mình giàu trong tài khoản là tốt, Nhưng chỉ làm đầy tài khoản mà quên mất bản thân vì việc kiếm tiền của bạn khác gì bỏ vào túi người khác.
6. Chi li tính toán từng đồng cho chuyện tình cảm là con dao tách bạn ra khỏi thế giới
Những gì tiết kiệm được cho bản thân là hoàn toàn tự nguyện, có thể tam chấp nhận nếu đó là thói quen và phong cách sống của bạn. Nhưng nếu cả trong chuyện tình cảm mà cũng tiết kiệm, tôi là con gái, tôi không bỏ qua được.
Chẳng hạn như ba mẹ, người có công lao nuôi dưỡng ta mấy chục năm chẳng lẽ tiếc rẻ từng đồng mà không phụ giúp được cho người. Dù biết rằng có thể ba mẹ bạn không cần tới, nhưng tôi đảm bảo họ sẽ vui hơn rất nhiều khi nhận được những món quà do chính con cái của họ làm ra và biếu họ.
Rồi nói đến tình yêu, tôi không biết các bạn nghĩ gì nhưng đối với đứa con gái như tôi, không cần của cải vật chất cao sang hàng triệu, nhưng tôi cũng không tài nào chịu nổi những chàng trai keo kiệt, bủn xỉn. Nấu ăn tại nhà cũng được, miễn đồ ăn tươi ngon và đủ món, quần áo mua ở chợ cũng được miễn là phải có nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu rõ ràng; uống cafe lề đường cũng chẳng sao miễn là có chỗ ngồi và không bắt tôi tự pha tại nhà với hàng tá công việc phải làm mà lại không có không gian riêng tư ….và đặc biệt đừng yêu cầu bạn gái mình phải bỏ tiền cho nhiều lần hẹn hò. Vì khi đó, dù không đáng bao nhiêu nhưng nó cũng làm con gái thấy khó chịu vì ánh mắt những người thân và bạn bè xung quanh.
Ít nhất phải cho người yêu của mình cảm nhận sự thoải mái, chứ cứ tiếc rẻ đủ thứ trên đời để ôm cục tiền bảo hiểm hay sổ tiết kiệm khi về già chắc chỉ còn cách chôn theo khi chết.
7. Sổ tiết kiệm và BHNT không thuộc lĩnh vực đầu tư khôn ngoan
Dĩ nhiên rồi đó, đầu tư là phải kể những món có thể sinh lợi cho bạn. Còn gửi tiết kiệm là hình thức đảo bảo về vốn dài hạn, BHNT cũng chỉ phòng trừ rủi ro cho người mua. Bản chất 2 cái đó không phải đầu tư. Nếu muốn giàu không ai dùng hết tiền cho 2 thừ đó.
Tóm lại, làm người, phải sống cho hiện tại trước, miễn hợp lý và không phung phí quá mức là được chứ đừng quá kiêng khem để có sổ tiết kiệm hay BHNT.
Xem thêm: Gấp gấp: Những ai đang dùng bảo hiểm y tế nhất định phải biết điều này kẻo mất quyền lợi: Chỉ nhìn vào chỗ này sẽ biết mình được hưởng mức BHYT bao nhiêu %?
Chia sẻ cho nhiều bệnh nhân nghèo được biết đấy nhé. Ai đang sử dụng bảo hiểm y tế thì xem ngay kẻo mất quyền lợi đấy nhé.
Nhìn vào Ô thứ 2 – ký tự thứ 3 từ trái sang chúng ta sẽ biết được mức hưởng BHYT là bao nhiêu % (Căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 về mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành).
Cụ thể:
– Ký hiệu bằng số 1:
Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.
– Ký hiệu bằng số 2:
Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
– Ký hiệu bằng số 3:
Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
– Ký hiệu bằng số 4:
Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, *, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
– Ký hiệu bằng số 5:
Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.
Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latin), là mã đối tượng tham gia BHYT, cụ thể:
– DN: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
– HX: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
– CH: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác.
– NN: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác.
– TK: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc trong các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
– HC: Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
– XK: Người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức; cán bộ dân số gia đình và trẻ em ở xã, phường và thị trấn theo Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
– CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng Công an nhân dân.
– HT: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– TB: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước; công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).
– XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
– XN: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước hàng tháng bao gồm các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ).
– TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
– CC: Người có công với cách mạng quy định tại khoản 9, Điều 12 Luật BHYT, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
– CK: Người có công với cách mạng quy định tại khoản 9, Điều 12 Luật BHYT còn lại, ngoài các đối tượng được cấp mã CC.
– CB: Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo quy định tại khoản 6, điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
– KC: Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước bao gồm các đối tượng quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
– HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
– BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ.
– HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– TC: Thân nhân của người có công với cách mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
– TQ: Thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sỹ quan binh sỹ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân.
– TA: Thân nhân sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
– TY: Thân nhân sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc, quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
– TE: Trẻ em dưới 6 tuổi.
– HG: Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
– LS: Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
– CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– HS: Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
– GD: Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
– TL: Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1, Điều 12 Luật BHYT bao gồm: bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; bố, mẹ nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
– XV: Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
– NO: Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bình Luận
Phản Hồi