
Có cây mã đề bạn tiết kiệm được vài triệu tiền thuốc mỗi năm – hãy tìm hiểu ngay để cả nhà luôn khỏe mạnh mà không cần thuốc tây!
Có cây mã đề bạn tiết kiệm được vài triệu tiền thuốc mỗi nămMã đề là cỏ sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều luỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Quả hộp, có 8 – 13 hạt.
Mã đề giàu dược tính nên còn được lấy lá, thân cây, hạt là bộ phận dùng làm thuốc toàn cây. Có công năng như lá thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm. Hạt lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Rau Mã đề vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng chảy máu cam, tiểu tắc nghẽn, sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Hạt Mã đề lợi tiểu tiện, ngưng ỉa tả, thông đái gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí và giúp dễ sinh.
Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây mã đề
Chữa bí tiểu cho người cao tuổi
Toàn cây mã đề tước bỏ rễ, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa với một ít mật ong, uống vào là đi tiểu thông ngay.
Chữa ho do viêm họng
Lá trạch tả 30g, lá húng chanh 30g, gừng tươi 5g. Sắc khoảng 300ml nước còn 50ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 5 ngày.
Giúp mát gan
Trạch tả, bạch phục linh, mẫu đơn bì, sơn thù du, mỗi vị 10g, thục địa và hoài sơn mỗi vị 12g. Tất cả sao vàng, tán bột chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 8-10 viên. Uống trong 10 ngày.
Chữa viêm cầu thận cấp tính
Mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống hàng ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính
Mã đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sỏi đường tiết niệu
Mã đề 20g, Kim tiền thảo 30g, rễ cỏ Tranh 20g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
Hay hạt mã đề 12 – 40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20 – 40g, hoạt thạch 20 – 40g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa đi tiểu ra máu
Mã đề tươi 100g, cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi 100g. Hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén), uống vào lúc đói bụng.
Xem thêm: 4 ấm 1 lạnh: Quy tắc giữ ấm giúp trẻ khỏe mạnh suốt mùa đông, các mẹ có biết chưa?
Cho dù thời tiết có lạnh đến đâu, nhưng nếu biết và áp dụng đúng quy tắc 4 ấm 1 lạnh này thì bé yêu nhà bạn sẽ không bao giờ bị ốm trong những ngày mùa đông giá rét.
Thời tiết các tỉnh miền Bắc đang trong những ngày rét kỷ lục khi nhiệt độ chỉ dao động từ 7-10 độ C, trẻ đặc biệt cần được cha mẹ chú ý về vấn đề giữ ấm để luôn an toàn và khỏe mạnh.
1. Quy tắc “4 ấm 1 lạnh”
Với “4 ấm”, cha mẹ cần đảm bảo giữ ấm 4 bộ phận trên cơ thể trẻ, bao gồm:
– Giữ bàn tay ấm: Giữ ấm sao cho tay trẻ không đổ mồ hôi.
– Giữ lưng ấm: Tương tự như bàn tay, lưng trẻ cũng nên được giữ ấm vừa phải, bởi nếu trẻ bị đổ mồ hôi ở lưng và không được lau, thấm ngay lập tức, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh.
– Giữ bụng ấm: Bụng được giữ ấm giúp bảo vệ dạ dày non nớt của trẻ. Dạ dày bị lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.
– Giữ bàn chân ấm: Bàn chân chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…
“1 lạnh” là gì?
“1 lạnh” có nghĩa là cha mẹ không nên che đầu trẻ quá kín, nhất là khi trẻ đang bị sốt hay khi ngủ, thay vào đó, đầu trẻ nên được duy trì thông thoáng và thoải mái.
Tuy nhiên, việc một chiếc mũ đủ ấm là rất cần thiết khi đưa trẻ ra ngoài, bởi hầu hết nhiệt độ cơ thể bị mất qua vùng đầu.
2. Mặc quần áo theo lớp
Hãy mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày. Một quy tắc cơ bản là cha mẹ nên mặc cho trẻ nhiều hơn một lớp so với người lớn trong cùng một điều kiện thời tiết. Nên lựa chọn cho trẻ những món đồ quần áo co giãn tốt và dễ cởi để có thể linh hoạt điều chỉnh số lớp áo hợp lý.
Hãy mặc cho trẻ nhiều lớp quần áo mỏng thay vì ít lớp quần áo dày (Ảnh minh họa).
Một lưu ý khác là quần áo mùa đông của trẻ cũng nên dễ thấm hút mồ hôi và cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mồ hôi ở lưng trẻ để đảm bảo số lớp quần áo là vừa đủ, để mồ hôi không toát ra và thấm ngược lại lưng trẻ.
Không chỉ vậy, được mặc quá ấm, trẻ có thể tiết nhiều mồ hôi dẫn đến lượng nước tiểu trong cơ thể bị ít đi gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ
Không khí lạnh, khô có thể lấy đi độ ẩm trên da, khiến da trẻ bị nứt nẻ và thô ráp. Nếu thấy bất kỳ vùng da nào của trẻ bị khô, ngay lập tức thoa cho trẻ một lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ.
Sử dụng máy tạo ẩm, đặc biệt ở trong phòng trẻ để loại bỏ ảnh hưởng gây khô da của thời tiết. Để đảm bảo an toàn, không đặt máy tạo ẩm gần hoặc chiếu trực tiếp vào trẻ.
Không nên mặc cho trẻ quá nhiều lớp – để tránh làm trẻ toát nhiều mồ hôi, gây tác nghẽn mạch máu và kích ứng da, hay quá ít lớp quần áo – khiến da trẻ càng bị mất ẩm hoặc làm trầm trọng các vấn đề về da trước đó.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày. Tắm nhiều hơn 2-3 lần/tuần có thể đẩy mạnh quá trình mất ẩm của da trẻ, đặc biệt trong thời tiết mùa đông.
4. Giữ ấm an toàn khi ngủ
Nếu bắt buộc phải sử dụng chăn để giữ ấm, chăn nên được cài xung quanh cũi và thảm (Ảnh minh họa).
Vào mùa đông, chăn bông dày, chăn lông cừu là những vật dụng giữ ấm đặc biệt hữu ích với giấc ngủ của người trưởng thành, nhưng với trẻ nhỏ, chúng tiềm ẩn nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Đó là bởi tấm chăn, đệm quá dày có thể cản trở sự hô hấp của trẻ trong lúc ngủ. Trong trường hợp này, túi ngủ giữ nhiệt nên là lựa chọn của các bậc phụ huynh.
Nếu bắt buộc phải sử dụng chăn để giữ ấm, chăn nên được cài xung quanh cũi và thảm, che đến ngang ngực trẻ để đảm bảo mặt trẻ không bị che phủ khi ngủ.
5. Liên tục cấp nước cho trẻ
Thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách thêm vào nước của trẻ vị rau, vị trái cây (Ảnh minh họa)
Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ. Vì vậy, việc liên tục cấp nước cho trẻ là lưu ý quan trọng không kém để trẻ luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời tiết rét kỷ lục.
Hãy tạo cho trẻ thói quen luôn mang theo bình nước bên người và khuyến khích trẻ luôn uống nước sau mỗi bữa ăn cũng như sau khi tham gia các hoạt động thể chất.
Thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách thêm vào nước của trẻ vị rau, vị trái cây. Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau củ có hàm lượng nước cao, như cần tây, dưa hấu, dưa chuột, v.v… trong cả bữa ăn chính và bữa phụ. Cho trẻ uống nước ấm, thay vì nước lạnh.
6. Loại bỏ mọi nguy cơ gây cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ
Thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn và ngay sau khi đi học… (Ảnh minh họa).
Nhiều người lầm tưởng rằng thời tiết giá lạnh là nguyên nhân gây cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chính virus sinh sôi nhiều trong mùa đông mới là “thủ phạm” thực sự.
Vì vậy, thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn và ngay sau khi đi học, đi chơi về là cách đơn giản mà hữu hiệu nhất để loại bỏ mầm bệnh. Bản thân những người hay tiếp xúc với trẻ nhỏ cũng nên rửa tay đều đặn.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên dạy trẻ hắt hơi vào khăn tay, khăn giấy hoặc vào khuỷu tay gập. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ trên 6 tháng tuổi tiêm phòng bệnh cúm.
7. Giới hạn thời lượng vui chơi ngoài trời của trẻ
Vận động và chơi thể thao rất tốt cho sức khỏe của trẻ, nhưng cũng có thể gây hại nếu không được cha mẹ chú ý. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên giới hạn thời lượng vui chơi ngoài trời để đề phòng cơ thể trẻ bị mất nhiệt và đông cứng. Đảm bảo trẻ được làm ấm cơ thể ngay sau khi tham gia các hoạt động này.
8. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều kiện tiên quyết giúp trẻ duy trì sự khỏe mạnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt (Ảnh minh họa).
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều kiện tiên quyết giúp trẻ duy trì sự khỏe mạnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt.
Vào thời điểm này trong năm, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy yếu do điều kiện thời tiết, vì vậy cha mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, rau chân vịt, hải sản giáp xác, sữa chua và các loại trái cây thuộc chi cam chanh (bưởi, cam, quýt, chanh, cam canh).
Đồng thời, đa dạng hóa các bữa ăn của trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ nhận được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết để vượt qua thời tiết lạnh giá của mùa đông.
Theo Baoventd
Xem thêm: Ăn đều đặn món này mỗi ngày, thổi bay cả mỡ thừa lẫn mọi độc tố trong người
Ngày một chén chè này, thổi bay cả mỡ thừa lẫn mọi độc tố trong người – hãy ăn ngay hôm nay.
Trong đậu xanh chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Bên cạnh đó, hạt đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, là một trong những loại hạt chứa nhiều đạm và ít béo nhất trong các cây họ đậu. Ở các nước châu Á, món chè đậu xanh được xem là một món tráng miệng thơm ngon, giàu dinh dưỡng, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt mà còn giúp giải độc, mát da, giảm cân nữa đấy.
Cung cấp protein cho người ăn chay
Rất nhiều người ăn chay bỏ lỡ lượng protein chứa trong thịt và đậu xanh có thể dễ dàng bù đắp được việc thiếu hụt đó. Người ăn chay có thể lựa chọn một bữa ăn với đậu xanh và lúa mì. Đây là một nguồn cung cấp protein mà không tăng thêm calo và chất béo không bão hòa.
Cung cấp Mangan để sản xuất năng lượng trong cơ thể
Mangan là một khoáng chất vi lượng trong cơ thể giúp sản xuất năng lượng và bảo vệ chống oxy hóa. Một tách đậu xanh hai hoặc ba lần một tuần sẽ giúp năng lượng trong cơ thể bạn luôn được nạp đầy. Cách tốt nhất để ăn là nấu chúng như một món ăn nhẹ với một chút gia vị.
Bổ sung chất sắt tự nhiên cho phụ nữ Đậu xanh rất giàu hàm lượng sắt và là một nguồn bổ sung sắt tự nhiên rất tốt, nhất là phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú và đang mang thai. Đậu xanh cũng góp phần làm tăng sự phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời, cũng làm tăng tỷ lệ trao đổi chất giúp bạn luôn khỏe mạnh.
Làm mát da
Đậu xanh không chỉ có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, mà chúng còn đẩy nhiệt ra khỏi máu. Trong y học cổ truyền tin rằng, rất nhiều triệu chứng của cơ thể như phát ban, chốc mép, mụn nhọt, lở mồm… đều do máu nóng mà ra. Chính vì thế ăn đậu xanh là một cách tự nhiên, hiệu quả giúp làn da thanh nhiệt và giải độc tố, làm mát máu để giảm thiểu các triệu chứng viêm nhiễm. Để có tác dụng tốt nhất, bạn nên nấu chè đặc sệt và ăn khi nguội.
Giảm cân
Thêm món chè đậu xanh vào khẩu phần ăn sẽ giúp bạn giảm cân và hạn chế tăng cân. Đậu xanh rất dễ để tiêu hóa, trong hạt đậu còn chứa rất nhiều chất xơ hơn bất cứ loại đậu nào khác. Khi ăn nhiều chất xơ làm cho bạn cảm giác no lâu hơn, do đó giảm cơ hội thèm ăn nhưng thứ không lành mạnh khác. Nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy giảm bớt lượng đường khi nấu chè hoặc dùng đường ăn kiêng thay thế.
Theo Khoevadep
Bình Luận
Phản Hồi