
Kết quả xét nghiệm các mẫu thịt heo, thịt gà và thịt vịt được lấy ngẫu nhiên tại các chợ ở 5 tỉnh, thành phía Nam đều cho kết quả 100% mẫu thịt tươi sống trên bị nhiễm vi khuẩn E.Coli vượt mức cho phép của Bộ Y tế. Đây là một “cú sốc” lớn thực sự đối với người tiêu dùng.
Kết quả xét nghiệm: Toàn bộ thịt heo, gà, vịt ở 5 tỉnh, thành phía Nam đều mất an toàn
Ngày 8.12 tại Hội nghị khoa học Viện Pasteur TP.HCM lần thứ 19 với chủ đề: “Nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng”, đơn vị này đã chính thức công bố kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm E.Coli trong thịt và thủy sản tươi sống tại một số chợ đầu mối ở 5 tỉnh, thành phía Nam năm 2017.
Viện Pasteur TP.HCM cho biết từ tháng 4.2017 đến tháng 8.2017, đơn vị này đã lấy 150 mẫu thịt tươi sống (gồm 2 mẫu thịt vịt, 58 mẫu thịt gà và 90 mẫu thịt heo) và 147 mẫu thủy sản tươi sống (gồm 7 mẫu chem chép, 26 mẫu hàu, 15 mẫu nghêu và 99 mẫu sò các loại) tại các chợ lớn ở TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy ở thủy sản tươi sống có đến 94/147 mẫu nhiễm vi khuẩn E.Coli, chiếm 63,9%. Trong số 94 mẫu thủy sản tươi sống nhiễm vi khuẩn E.Coli này có đến 24 mẫu có mức độ nhiễm E.Coli rất nặng – mức độ nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của Bộ Y tế. Những mẫu thủy sản tươi sống nhiễm vi khuẩn E.Coli vượt mức giới hạn cho phép cao nhất là các loại sò (sò huyết, sò lông, sò dương, sò dẹo và sò sữa) có số mẫu nhiễm E.Coli vượt mức cho phép lên đến 14 mẫu, chiếm 58,3%.
Điều đáng lo sợ hơn chính là toàn bộ 150 mẫu thịt tươi sống các loại được kiểm nghiệm thì cho kết quả 100% mẫu đều nhiễm vi khuẩn E.Coli vượt mức cho phép của Bộ Y tế. Kết quả trên cho thấy mối nguy hại từ các loại thực phẩm đang được bày bán tại các chợ ở 5 tỉnh, thành trên đang đe dọa đến sức khỏe của người dân.
Phân tích của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy nguyên nhân chủ yếu của nhiễm vi khuẩn E.Coli vượt mức giới hạn cho phép của các loại thịt tươi sống ở đây là do điều kiện vệ sinh còn rất kém ở các lò giết mổ gia súc, gia cầm cũng như các nơi bày bán chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc nhiễm vi khuẩn E.Coli vượt mức giới hạn cho phép trên còn do nguồn nước bị nhiễm khuẩn, sự vấy nhiễm vi khuẩn trong các công đoạn cắt tiết, nhổ lông, từ dụng cụ và quy trình giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không tuân theo nguyên tắc một chiều.
Theo Viện Pasteur TP.HCM, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thủy sản được xem là một trong những nguồn tiềm ẩn chứa các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm, trong đó có vi khuẩn E.Coli.
Vi khuẩn E.Coli có thể gây bệnh nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng máu, viêm màng não… Ngoài ra, có một ít loài E. Coli có thể gây bệnh do chúng đã tiếp nhận các khả năng gây bệnh từ những vi khuẩn khác. Đó là các loại E.Coli gây bệnh đường ruột, trong đó nhóm cực kỳ nguy hiểm là nhóm E.Coli gây tiêu chảy ra máu (viêm đại tràng xuất huyết) dẫn đến tán huyết (vỡ hồng cầu) và suy thận chết người.
Theo Motthegioi
Xem thêm: Nếu bị những bệnh này đừng vội uống thuốc tây, chỉ cần dùng đinh lăng là sẽ khỏi
Khi bị những bệnh này đừng vội tới bác sĩ, chỉ cần dùng đinh lăng là khỏi – vừa an toàn lại hiệu quả bất ngờ!
Các nước ở khu vực Châu Á thường sử dụng lá cây đinh lăng như một loại thuốc bổ, chống viêm, giải độc tố và làm thuốc mỡ kháng khuẩn. Lá cây đinh lăng cũng được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa. Củ cây đinh lăng dùng để làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, chống kiết lỵ và điều trị đau dây thần kinh và đau khớp. Ngoài những lợi ích được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học, cây đinh lăng còn được sử dụng làm cây cảnh hoặc gia vị.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Đinh lăng – vị thuốc đặc trị cho người đau thắt ngực
Đau thắt ngực là bệnh của mạch vành. Có mấy nguyên nhân chính thường gặp: co thắt mạch vành, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông… Ngoài việc dùng thuốc, món ăn cũng đã giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Xin được giới thiệu một số món ăn để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt khi cần thiết.
Cháo đinh lăng tim lợn: Lá đinh lăng (dùng lá non) 60g, tim lợn 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.
Tim lợn thái mỏng ướp gia vị, lá đinh lăng rửa sạch thái ngắn, gạo tẻ đãi sạch. Bỏ chung gạo và lá đinh lăng nấu thành cháo. Khi cháo chín kỹ cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều. Cho gia vị, ăn nóng.
Công dụng: hoạt huyết bổ tâm, bệnh nhân có tiền sử đau thắt ngực nên dùng.
Cháo đan sâm chim bồ câu: Đan sâm 40g, chim bồ câu 1 con, gạo tẻ 100g.
Chim bồ câu làm thịt, bỏ nội tạng, băm nhỏ nêm gia vị, phi hành mỡ rồi cho thịt chim vào xào chín kỹ. Đan sâm sắc lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thịt chim bồ câu vào trộn đều, cho gia vị, ăn nóng.
Đan sâm bổ khí hoạt huyết, thông mạch. Chim bồ câu bổ ngũ tạng, bổ tinh tủy. Bệnh nhân đau thắt ngực, thiếu máu, hồi hộp nên dùng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Ở Indonesia, những người mắc bệnh thận được khuyến cáo uống nước ép lá đinh lăng để lọc thận.
Theo Tri thức trẻ
Bình Luận
Phản Hồi