
Một người đàn ông có sự nghiệp giỏi giang, kiếm tiền nhiều như nước, ăn sung mặc sướng nhưng anh ta có một gia đình không hạnh phúc, anh ta sợ về nhà. Người đàn ông ấy người ta cũng chẳng được gọi là thành đạt.
Vợ chồng là nhân duyên tiền định từ kiếp trước. Muốn thành vợ thành chồng kiếp này thì phải tu từ rất nhiều kiếp trước. Mà cũng không dưng lại có câu “Đằng sau người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ vĩ đại”.
Bạn từng nghĩ thành công lớn nhất của đời người là gì và hạnh phúc lớn nhất của đời người người là gì?? Nhắc đến thành công, người ta nghĩ ngay đến sự nghiệp. Nhắc đến hạnh phúc, người ta nghĩ ngay đến được yêu thương. Nhưng hình như không phải?? Cả thành công và hạnh phúc lớn nhất của đời người chính là có một cuộc hôn nhân viên mãn. Tại sao thế??
Một người đàn ông có sự nghiệp giỏi giang, kiếm tiền nhiều như nước, ăn sung mặc sướng nhưng anh ta có một gia đình không hạnh phúc, anh ta sợ về nhà. Người đàn ông ấy người ta cũng chẳng được gọi là thành đạt. Một người đàn ông chỉ thành đạt khi có cả sự nghiệp lẫn hôn nhân. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc, một sự nghiệp mà nhiều người mơ ước ấy mới khiến đàn ông trở nên hoàn hảo được.
Đàn ông vẫn thường hay chê phụ nữ là đàn là, là những kẻ lắm lời, không biết điều, nông cạn, hẹp hòi, ích kỉ, nhưng nếu như không có người phụ nữ ấy sẽ chẳng có ai thay đàn ông phụng dưỡng bố mẹ, chăm sóc con cái, lo toan công việc gia đình. Những lúc con ốm chẳng phải đều do một tay người vợ chăm sóc. Rồi những khi bố mẹ chồng đau yếu, có khi người chăm sóc cũng lại chính là người vợ.
Người đàn ông khi đó còn đang bận lo hoàn thành sự nghiệp ở bên ngoài kia. Nếu như không có người phụ nữ thì đàn ông làm sao chú tâm vào lo cho công việc để mà thành công trong sự nghiệp được đây. Vậy mà có nhiều người đàn ông, khi đã có sự nghiệp trong tay rồi lại có thể phủi tay tất cả những gì mà người vợ đã làm cho mình. Làm như vậy có đáng mặt là người đàn ông nữa không đây??
Lại cũng có người đàn ông vỗ ngực nói rằng, nếu không có phụ nữ thì họ sẽ tìm người giúp việc làm thay những việc đó. Nhưng xin hỏi người giúp việc liệu có tận tâm, tận tình được như vợ mình hay không?? Và nếu như chỉ cần người giúp việc, rồi người phụ nữ ra ngoài chỉ ăn chơi, trưng diện, không quan tâm đến bất cứ chuyện gì khác ngoài tiêu tiền của chồng mình mang về thì liệu người đàn ông đó có chấp nhận nổi hay không?? Liệu người ngoài nhìn vào, các anh có bị mang tiếng là không biết dạy vợ hay không?? Thành đạt trong sự nghiệp mà có một người vợ không đảm đang tháo vát, không biết ứng xử thì các anh cũng chẳng thể coi là thành đạt được đâu. Vậy nên đàn ông ạ, đừng có vỗ ngực tự hào rằng mình không cần có người phụ nữ đứng sau.
Đó là với những người đàn ông đã có sẵn sự nghiệp trong tay, còn với những người đàn ông sau khi kết hôn xong mới tìm kiếm sự nghiệp thì lại khác. Sau khi kết hôn, vì muốn cho cuộc sống đầy đủ hơn, đàn ông thường muốn phát triển sự nghiệp. Cuộc sống lúc ấy của hai vợ chồng có thể khó khăn, có thể thiếu thốn nhưng nhưng người vợ sẽ không bao giờ phàn nàn mà toàn tâm toàn ý chăm lo gia đình để người chồng tập trung vào sự nghiệp của mình.
Thậm chí đó có thể là một người vợ không được học hành nhiều, chỉ biết chạy ăn từng bữa nhờ việc chợ búa nhưng người vợ ấy lúc nào cũng một lòng một dạ với chồng mình, chỉ mong chồng mình sớm thành công không phải để bản thân thoát khổ mà là để chồng mình được nở mày nở mặt với thiên hạ. Từng ấy hy sinh, khổ cực chẳng lẽ chưa xứng đáng để phụ nữ trở thành những người vĩ đại nhất sau lưng đàn ông thành đạt hay sao chứ?? Mà thậm chí còn có thể nói vợ chính là ân nhân của chồng.
Phụ nữ, vì yêu một người đàn ông mà chấp nhận từ bỏ tất cả những thứ mình có, để đến bên chăm sóc một người đàn ông xa lạ vì yêu thương vài tháng hoặc vài năm mà chung sống, rồi lo lắng, lo toan mọi thứ thuộc về người đàn ông ấy mà nhiều khi quên đi cả bản thân mình. Như vậy còn chưa đù là ân nhân của người chồng. Vậy nên là đàn ông hãy biết quan tâm yêu thương nhiều hơn vợ mình, đừng để khi mất đi rồi mới hối tiếc.
XEM THÊM: Chỉ có đàn ông NGU NGỐC mới xếp vợ con mình sau những cuộc vui bạn bè
Nhà báo Hoàng Hường chia sẻ câu chuyện của mình và nhắn nhủ chân thành đến những người đàn ông mà chị gọi là “hào sảng” khi luôn coi trọng bạn bè hơn người thân.
Từ xưa đến nay, chuyện đàn ông đi nhậu, coi bạn bè là “anh em”, sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì chiến hữu đã không còn xa lạ. Người ngoài gặp họ, nói họ là người nhiệt tình, xả thân, là những người “hào sảng”, phóng khoáng.
Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó. Con người, ai cũng chỉ có 24 giờ/ ngày, 7 ngày/ tuần, các anh cứ hết lòng vì chiến hữu, sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi, vậy thời gian dành cho vợ con của mình, các anh để ở đâu? Nhân câu chuyện này, nhà báo Hoàng Hường đã có chia sẻ thu hút hàng nghìn lượt likes. Xin được trích nguyên văn tâm sự của nữ nhà báo..
“Những người đàn ông “hào sảng”
Sáng ngày nghỉ đi dạo, thấy một mẹ bỉm sữa bế con chừng 2 tháng, mặc đồ ngủ đi dép lê ngồi bên vỉa hè khóc. Mình hỏi làm sao, có cần giúp đỡ gì không, mẹ bỉm sữa kể luôn một tràng dài…
Tóm tắt là: chồng của chị là người hiền lành chăm chỉ, nhưng có tính nể bạn quá đáng. Từ giỗ ông của bạn đến sang họ hàng, đến bố bạn ốm con bạn đau cũng xăng xái từ đầu đến cuối. Bạn ới một cái là mất hút. Nhà của hai vợ chồng luôn là điểm hẹn tụ tập của nhóm bạn chồng, bất kể: buồn vui sinh nhật hội ngộ… cũng đến nhà thằng K, và “vợ thằng K” luôn là người chịu trận cho những cuộc tụ tập ấy. Nhẹ nhàng thì vài chai bia đĩa mực, rình rang thì mâm bát.
“Lúc mới lấy nhau thì em cũng thấy vui, nhưng khi em sinh con xong các anh ấy vẫn thế. Em thức cả đêm trông con, vừa nghỉ được tý là chồng gọi về chuẩn bị “mấy thằng bạn anh” đến, lại mâm bát chén đĩa. Họ đến lần đầu cho thằng cu nhà em ít tiền, lần sau không cho nữa, mà hai vợ chồng có dư dả gì, tiền bỉm sữa cho con chả đủ, lại cứ phải mua đồ đãi bạn.
Mấy lần em nói, chồng em cứ bảo: bạn quý mình mới đến. Sáng nay anh cũng bảo bạn đến nhưng em vừa chán vừa mệt, con lại quấy, em mặc kệ chẳng nấu nướng gì. Anh ấy cùng mấy người bạn về thấy thế, chẳng nói chẳng rằng anh ấy tát em, thế là em bế con ra đây ngồi, chẳng muốn về nhà nữa”.
Tôi nghe xong chẳng biết nói thế nào. Tôi biết trên đời có nhiều người đàn ông “hào sảng” kiểu đó. Văn học đã có tác phẩm “Trẻ con không biết ăn thịt chó” cũng gần giống như vậy. Những người có thể chu đáo với tất cả thiên hạ, trừ vợ con mình.
Anh chồng trong câu chuyện và nhóm bạn vô tâm đến mức không hiểu thời gian sau sinh khó khăn với phụ nữ thế nào, nhất là người có con lần đầu. Tôi thấy 9 tháng mang thai, sinh con đau đớn cũng chả vấn đề gì, nhưng sau khi sinh con thì mãi không quen được. Lúc trước tối lăn ra ngủ một mạch đến sáng, ăn lúc đói, chơi lúc rảnh; giờ lúc buồn ngủ rũ ra thì đứa trẻ không cho ngủ, lúc nó ngủ thì lại việc nọ kia, hoặc cố ngủ mãi không được, khi bắt đầu ngủ được thì nó dậy. Nhịp sinh hoạt đảo lộn.
Có lần tôi phát cáu quay sang quát đứa con sơ sinh: “Tao điên mày lắm rồi đấy”… Trầm cảm sau sinh cũng một phần vì thế chứ đâu. Mình hoàn toàn hiểu cảm giác của bà mẹ bỉm sữa kia.
Mình biết nhiều người, nhất là con trai, hầu như không có khả năng khước từ đám bạn thân điều gì. Chỉ có điều, người đàn ông phải trải qua biến cố rồi mới nhận ra điều này: ai cũng cần bạn bè, đặc biệt đàn ông luôn cần bằng hữu trong đời và sự nghiệp; nhưng đấy là lúc anh khoẻ mạnh vui vẻ, mọi sự đang tốt đẹp.
Khi có biến cố thì bạn bè chỉ đến lúc đầu, sau rồi người thay bỉm nấu cháo pha thuốc cho anh, là người cuối cùng ở bên anh chỉ có thể là người đàn bà gần gũi. Đứa con được sinh ra từ máu thịt của anh, nhưng anh lại xếp họ ở vị trí cuối cùng trong danh sách ưu tiên. Điều đó không chỉ bất công mà ngu ngốc, khi gặp biến cố rồi anh sẽ thấy điều đó.
Và anh dễ dãi sẽ tập hợp những người bạn tồi, hoặc biến họ thành tồi. Những người tử tế không gọi anh giúp đỡ bất kể lúc nào, không tận dụng thời gian của anh, đặc biệt không bao giờ làm phiền người thân của anh. Những người tử tế biết nghĩ sẽ không bao giờ đến nhà anh nhậu nhẹt khi vợ anh đang nuôi con nhỏ. Anh sống thế nào, sẽ có những mối quan hệ thế đó.
Cuối cùng, mình muốn hỏi: mấy người bạn đến nhà người ta lúc con họ khóc, vợ họ sưng xỉa rầu rĩ, chồng cười gượng gạo. Nhậu có ngon không?”